Văn Hóa Ẩm Thực Của Người Miền Tây

Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Chung nhất là vậy, song khi nói đến văn hóa ẩm thực ở một vùng/miền nào đó thì nhất thiết phải nói lên “đặc điểm tình hình” mới có thể nêu được bản sắc văn hóa đặc trưng cụ thể của vùng/miền ấy. Ở Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng kinh rạch chằng chịt lại lắm lung, hồ, búng, láng…, không nơi nào không nhung nhúc cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch… đã vậy còn có cả rừng già, rừng thưa, đầy dẫy chim muông, thú to, thú nhỏ. Phía này thì “năm non bảy núi” trập trùng, không biết cơ man nào là “sơn hào”, còn phía nọ thì biển Đông, biển Tây, toàn là “hải vị”!

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Tả Pín Lù



Tả pí lù: Đặc sản vùng U Minh Thượng, Kiên Giang



Từ nguồn cá tươi, sống, người xứ U Minh Thượng chế biến ra nhiều món ăn rất độc đáo dưới những hình thức khác nhau như : chiên, kho, canh v.v... 
Nhưng ăn một lần để nhớ suốt đời thì phải nói đến món “tả-pí-lù”...

Sở dĩ có cái tên nghe là lạ, hay hay như vậy là vì đây là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa di cư ở U Minh Thượng. Nguyên nghĩa tiếng Hoa của từ "tả-pí-lù" là ăn ngấu nghiến ngay trên lò nấu.

Người ta chọn cá to, nhiều thịt để thái thành từng miếng mỏng. Cá nguyên liệu thường dùng nhất là cá lóc, cá trê, đôi khi cũng sử dụng luôn cả cá rô, cá sặc bướm loại lớn.

Những miếng cá này được nhúng trong nồi nước đang sôi có thành phần cơ bản là dấm, nước dừa tươi có nêm gia vị.

Miếng cá săn lại, chuyển sang trạng thái tái thì được vớt ra ăn ngay, không để chín hoàn toàn, vì nếu qua chín, lúc đó thịt mềm, bở ra như đã bị luộc, mất ngon. Ăn cá tả-pí-lù phải có nước mắm cay, ngon, rau nhiều

2 nhận xét:

Triệu My nói...

thèm nhất mòn này nè

Khoa Nguyen nói...

Bữa nào làm ăn thử.