Văn Hóa Ẩm Thực Của Người Miền Tây

Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Chung nhất là vậy, song khi nói đến văn hóa ẩm thực ở một vùng/miền nào đó thì nhất thiết phải nói lên “đặc điểm tình hình” mới có thể nêu được bản sắc văn hóa đặc trưng cụ thể của vùng/miền ấy. Ở Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng kinh rạch chằng chịt lại lắm lung, hồ, búng, láng…, không nơi nào không nhung nhúc cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch… đã vậy còn có cả rừng già, rừng thưa, đầy dẫy chim muông, thú to, thú nhỏ. Phía này thì “năm non bảy núi” trập trùng, không biết cơ man nào là “sơn hào”, còn phía nọ thì biển Đông, biển Tây, toàn là “hải vị”!

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Thanh nhẹ vị Bánh khọt phương nam


Thanh nhẹ vị Bánh khọt phương nam
Tính cách Nam Bộ xuề xòa nên người miền nam thường thích những món ngon dân dã, trong đó có món bánh khọt quen thuộc khắp các vùng quê.
Đôi ba thập kỷ trước, bánh khọt thường là địa chỉ lê la vỉa hè của các "bà tám". Bây giờ đó đây vẫn sót lại đơn sơ những gánh bánh khọt bên đường. Người bán ngả quang gánh ra là có ngay một bếp lò nóng rực than hồng để đặt chiếc khuôn có nhiều lõm nhỏ thoa mỡ dầu, bên cạnh có thau bột pha sẵn. Chủ gánh liền tay cầm chiếc gáo cán dài múc bột rót vào từng lõm khuôn, tùy giá tiền khách chọn mà làm bánh bột suông, thêm nhân đậu xanh, hay đặt vào lòng bánh một con tôm nõn đã bóc vỏ. Đậy vung đôi ba phút là bánh chín. Những chiếc bánh bé xíu được lấy ra rất nhanh, để khuôn tiếp tục được thoa mỡ, chan bột, điểm nhân, đậy nắp...

0 nhận xét: